Vừa qua, Quỹ từ thiện Sức khỏe là số 1 – One Health Foundation cùng với Hội Chữ Thập Đỏ Trung Ương Việt Nam đã có buổi làm việc với các đồng chí tại Xã Hồng Thái về việc khảo sát xã Hồng Thái, Huyện Na Hang, Tỉnh Tuyên Quang – dự án xây dựng du lịch sinh thái, sức khỏe mới.
Chuyến đi diễn ra trong 2 ngày 14 và 16.10.2021 cơ bản thành công ở giai đoạn đầu khảo sát với sự tham gia của:
– Ông Nguyễn Xuân Thu: Giám đốc quỹ “Sức khỏe là số 1” – Nguyên Chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ Trung Ương Việt Nam.
– Bà Ngô Kiều Oanh: Cố vấn Bộ Nông Nghiệp và PTNT Việt Nam.
– Ông Hà Minh Toản: Tổng Giám Đốc Công ty Dược và Công Nghệ Hà Minh.
– Ông Ngô Quang Minh: Giám đốc công ty Công Nghệ Số AITC Vietnam.
Đây là chương trình nằm trong chuỗi dự án “Làng Hạnh Phúc” mà Quỹ đã và đang xây dựng trong những năm vừa qua với mục tiêu là tạo điều kiện khởi nghiệp, hỗ trợ dân tộc thiểu số, thế hệ trẻ, hoàn cảnh khó khăn.
Hoạt động phát triển y tế giáo dục. Có sự hỗ trợ của nguồn quỹ quốc tế. Đầu tư công nghệ số, khám sức khỏe từ xa. Nâng cao sức khỏe người dân, tạo môi trường hạnh phúc.
Quỹ từ thiện Sức khỏe là số 1 – One Health Foundation (OHF) là:
– Phi lợi nhuận, tự nguyện, tự trang trải qua luật Nội Vụ.
– Mong muốn gắn kết địa phương để quy hoạch phát triển tiềm lực từ đầu.
– Là dự án lâu dài, mục tiêu lớn nhất là hỗ trợ cộng đồng.
Na Hang – Tiềm năng lớn phát triển du lịch sinh thái, lợi thế phát triển bền vững hướng đến đô thị loại IV
Đồng chí Bí Thư giới thiệu thông tin sơ bộ Huyện Na Hang: Gồm 50.000 dân, gồm 12 dân tộc, Kinh chiếm 10%, độ phủ rộng rừng trên 78% đứng thứ 3 cả nước.
Thiên nhiên ban tặng cho Na Hang một cảnh vật kỳ vĩ, những nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá:
+ Có nét văn hóa dân tộc độc đáo, điều kiện khí hậu phù hợp, cảnh quan môi trường nguyên sơ.
+ Mặc dù đường xá còn vất vả nhưng đang có các dự án kết nối Ba Bể, dự án Sun Group … Hệ thống chính quyền hỗ trợ trọng điểm cho du lịch.
+ Khu Du lịch sinh thái Na Hang là một trong ba khu du lịch được UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Phạm vi quy hoạch rộng 150.000 ha, trong đó diện tích lòng hồ là 8.000 ha. Na Hang đang phấn đấu đưa ngành du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của huyện.
+ Mảnh đất Na Hang nơi hội tự của 2 con sông lớn: Sông Gâm và sông Năng với những dãy núi trùng điệp, hùng vĩ, những hang động huyền ảo và đầy huyền thoại đã đi vào truyền thuyết và thơ ca.
Phương án xây dựng dựa theo tiêu chí của “Làng Hạnh Phúc”
Phương án xây dựng dự án này được thực hiện dựa trên các thực trạng nhu cầu hiện tại, trong đó nhu cầu về “du lịch phục hồi sức khỏe” sau đại dịch covid-19 được tăng cao: Có thể nói đây là giai đoạn thúc đẩy sự phát triển du lịch kết hợp y tế sức khỏe tại các tỉnh, vùng miền có tiềm năng về du lịch như Na Hang.
Mặc khác, vẫn là trên nguyên tắc theo đuổi dự án “Làng Hạnh Phúc” do Quỹ thành lập ra.
Gắn kết các hoạt động khởi nghiệp địa phương, kết nối thị trường.
a. Lựa chọn địa điểm xây dựng trung tâm điều hành. Cùng với địa phương khảo sát quy hoạch vùng dự án. Chưa đưa ra định mức đầu tư: Cần khảo sát, mời chuyên gia để tính tổng mức.
b. Địa phương tạo điều kiện chọn khu vực 20ha để làm làng mẫu; gắn với và quy hoạch hài hòa cùng làng truyền thống. Làng mẫu hiện đại này có các khu nhà tiêu chuẩn 3 – 4*, khu vật lý trị liệu, điều dưỡng, khám bệnh từ xa.
c. Hạ tầng nước sạch vệ sinh, gắn kết với hệ thống địa phương cùng bàn, cũng mong muốn có chính sách địa phương xây dựng một số hạ tầng cơ sở.
d. Làng phải có sự khác biệt, đặc trưng riêng, miền quê đáng sống. Mô hình văn hóa giáo dục, kinh tế người dân tham gia du lịch, công nghệ, nông nghiệp. (trà san tuyết, di sản nông nghiệp FAO):
+ Trung tâm hồi phục sức khỏe, gắn liền với các bài thuốc dân gian.
+ Phần mềm hỗ trợ đào tạo trực tuyến, đào tạo kỹ năng các cấp từ tiểu học.
+ Khôi phục nghề truyền thống, du lịch nông nghiệp, làm thức ăn địa phương.
Mong muốn xây dựng làng bền vững bằng cách quy hoạch từ đầu để không phá hỏng cảnh quan; Cuối cùng, dự án mang tính xã hội đem lại phát triển toàn diện cho địa phương.
Đồng chí Oanh phát biểu về du lịch nông nghiệp và nông nghiệp hữu cơ
“Trước thách thức của nước biển dâng, và nông nghiệp hóa chất; còn miền núi phía Bắc. Rất quý vì là giỏ bánh mì của dân tộc trong tương lai gần.
Tại Việt Nam khu vực kinh tế tự cung tự cấp ngày càng mở rộng sau đại dịch. Xây dựng vùng hữu cơ bao gồm các công nghệ như số và quản lý không thuốc hóa học, dùng chế phẩm sinh học.
Tập trung làm cây ăn trái do dễ hơn, rau làm trong nông hộ.
Muốn nổi bật có tên trong bản đồ du lịch chắc chắn phải hướng đón khách quốc tế.“
Đồng chí Toản phát biểu về dược liệu và phân bón hữu cơ
“Đồng ý khảo sát nghiên cứu vùng dược liệu do huyện đã có sẵn chủ trương cho ngành sản xuất này. Đề xuất bài thuốc người Dao. Giới thiệu qua về phân bón hữu cơ công nghệ nano của Đức tăng sản lượng lên ít nhất 20%.“
Đồng Chí Minh phát biểu về công nghệ thông tin
“Đề xuất một cơ sở dữ liệu đồng nhất về nông nghiệp, du lịch, dân cư để:
+ Quản lý đồng bộ
+ Quảng bá sản phẩm
Từ cơ sở dữ liệu chung này có thể dùng chung cho phát triển các nền tảng khác nhau như quản lý homestay, quy hoạch dân cư, quảng bá và quản lý nông sản,…”
Đồng chí Hiệp chủ tịch huyện tổng kết
Xã Hồng Thái là xã đặc biệt trong 138 xã thuộc 7 huyện ở Na Hang, hơn 700 thôn. Tiểu vùng đặc biệt bởi văn hóa tập tục nên không sáp nhập vào xã khác.
Giao thoa Bắc Kạn, Quảng Ninh. Có rừng nguyên sinh, thời tiết hài hòa, tính đa đạng sinh học cao (86300ha tổng: 6000ha có thể sản xuất nông nghiệp, 30000 đất rừng sản xuất, còn lại đất rừng phòng hộ)
Tuy nhiên nếu không có chương trình dược liệu thì khó có bài toán sinh kế lâu dài. Rất ủng hộ dược liệu dưới tán rừng do cây trồng cố định, rau ít. Đã rà soát kiểm lâm hơn 1 năm có sẵn 30ha điều kiện trồng ngay dược liệu.
Yêu cầu quỹ có đề án tiền khả thi, đặt vấn đề với Tỉnh, không phá vỡ cảnh quan và đời sống sản xuất. Người Hồng Thái không quen nhiều thay đổi.
Hồng Thái nên do người địa phương điều hành. Một số công ty lên thất bại do liên kết với dân và chính quyền chưa mạnh (vấn đề giám sát).
Khi xây dựng làng Hạnh Phúc tính toán kỹ phối hợp nông nghiệp và du lịch, kết hợp sức khỏe và dược liệu dưới tán rừng.
Mong muốn khôi phục lại nghề thổ cẩm. (Đồng chí Oanh có giới thiệu qua về chương trình cải tiến máy khung cửi đang tiến hành trên Lâm Bình => đề tài Bộ Khoa Học NN và hỗ trợ từ ban dân tộc từ Mrs. Hạnh) => làng Hạnh Phúc có thể có trung tâm sáng tạo thiết kế và sự kiện thời trang.
Quá trình khảo sát
Điểm 1: Thôn Hồng Ba
Dự định trồng hoa lê dọc 2 bên tuyến đường. Chủ yếu đất rừng sản xuất có cây bướm bát, lá ngón. 33 hộ Người Mông.
Điểm 2: Thôn Nà Mụ có thác thốc cao 100m, có diện tích trồng dược liệu. Đang trồng chè San Tuyết và không có chuồng trâu, vịt,…
Điểm 3: Thôn Pắc Khoang, có đường thôn đi Ba Bể qua xã Đà Vị. 39 hộ Dao tiền, có quỹ đất thoải rộng trên cao.
Điểm 4: Cuối xã gần xã Đà Vị, nằm gần thị trấn, đặc sản gà thiến, giao thông thuận ra quốc lộ 279.
Điểm 5: Mù Là, giáp ranh Bắc Kạn, là nơi tụ tập người Mông hàng năm về chợ tình sau tết, có cột cờ và điểm check in.
Điểm 6: HTX Trà shan tuyết, là nơi có thể trải nghiệm
Điểm 7: Đồi tổ chức Dù Lượn
Điểm 8: Vườn Lê (mùa hoa tháng 2, giống lê vhs 6, mắc coọc)
Cuộc họp với cấp Xã:
Đồng chí Thu lựa chọn địa điểm:
Tổng hợp khảo sát có thể chú trọng 2 điểm:
1. Nà Mụ:
Diện tích đất dưới có quy hoạch được không? Có ruộng bậc xếp tầng, gần giao thông xã Đà Vị, có thể làm di sản nông nghiệp. Gần trung tâm xã và có thể xây dựng trước.
2. Pắc Khoang (gần Mù Là)
Văn hóa người Mông, gần Bắc Kạn, tuy nhiên hơi cách biệt với trung tâm xã.
3. Đồng chí Oanh góp ý về du lịch
Gắn kết hoạt động các điểm du lịch địa phương, người dân đến có thể sử dụng các điểm du lịch chung đó.
Khách quốc tế thích khu vực cách biệt, khách nội địa thích khu vực nhộn nhịp. Các điểm không nên quá xa thị trấn (cách biệt về y tế, tiện nghi).
Xác định khách tiềm năng: không có khách quốc tế, không có tiếng vang. Nà Mụ có thể làm di sản quốc tế, trung tâm điều hành.
4. Đồng chí Toản làm việc về dược liệu
Trồng cây với diện tích từ 3-5ha. Cung cấp giống, phân bón, bao tiêu sản phẩm, ký hợp đồng với chính quyền xã. Huyện hỗ trợ cho dân để mô hình điểm được thành công.
Cây Đương Quy (giá mua: 140.000đ/kg), 1ha trung bình được 3 tấn khô. Trồng ở đồng bằng không tốt như trên này vì ở đây có độ ẩm cao.
5. Đồng chí Minh góp ý về du lịch
Trung tâm xã còn nhiều rác thải, phế liệu nông nghiệp, cần hương ước nông thôn để quản lý trị an, môi trường.
Địa điểm chọn vẫn cần cách xa trung tâm để tránh tiếng ồn ảnh hưởng (karaoke, loa phát thanh)
- Cần có các cậu truyện dân gian địa phương, truyền thuyết,….
- Cơ sở vật chất: Xử lý đường dây điện trên cao, bãi đỗ xe,…
Các đồng chí phía bên xã báo cáo về tình hình 2 địa điểm chọn:
– Nhất mực bảo tồn nét văn hóa, kiến trúc địa phương.
– Cuối thôn đang có quy hoạch về nghĩa địa, tuy nhiên mới chỉ trên giấy tờ và sẽ chuyển đổi sang khu vực khác khi có dự án.
– Mong muốn xây dựng cầu treo bắc qua 2 điểm.
– Không có vấn đề về mặt kiểm lâm, chỉ dính một ít rừng phòng hộ
Hình ảnh đi hồ qua rừng nguyên sinh lúc ăn trưa
Báo cáo bí thư huyện và thăm chợ đêm Na Hang
Cuộc họp với cấp Tỉnh (10p’ – chủ yếu bàn luận ăn trưa)
Tổng kết
- Tóm tắt chuyến đi vừa rồi, về việc lựa chọn Hồng Thái làm du lịch sinh thái nông thôn, sức khỏe.
- Đề nghị Huyện có chủ trương về đường giao thông cũng như hỗ trợ quỹ trong việc xây dựng làng Hạnh Phúc; có kinh phí xây dựng làng Hạnh Phúc.
- Về vấn đề trồng dược liệu (Đương Quy) và cung cấp phân bón hữu cơ nano.
- Về vấn đề nông nghiệp hữu cơ và di sản nông nghiệp, đồng chí bí thư có đề nghị xem xét thêm hai huyện Hàm Yên và Yên Sơn.
Các đồng chí rất tán thành và nhất trí với phương án của quỹ